Đức Minh CDMA

Bạn hãy đăng ký làm thành viên để xem được những hình ảnh trong diễn đàn,chatbox,kết bạn và bạn sẽ có rất nhiều quyền lợi khác, bạn đăng ký nhé

Join the forum, it's quick and easy

Đức Minh CDMA

Bạn hãy đăng ký làm thành viên để xem được những hình ảnh trong diễn đàn,chatbox,kết bạn và bạn sẽ có rất nhiều quyền lợi khác, bạn đăng ký nhé

Đức Minh CDMA

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn thảo luận thông tin viễn thông - giải trí - tâm sự - kết bạn


    Chậm cổ phần hóa doanh nghiệp viễn thông

    avatar
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 681
    Join date : 16/01/2010
    Age : 34
    Đến từ : sài gòn

    Chậm cổ phần hóa doanh nghiệp viễn thông Empty Chậm cổ phần hóa doanh nghiệp viễn thông

    Bài gửi by Admin Thu Jun 09, 2011 10:11 pm

    Chậm cổ phần hóa doanh nghiệp viễn thông 6d64108c7f0000010189e8c236ab2855?type=file






    Chưa có lộ trình cụ thể
    cho việc cổ phần hoá các doanh nghiệp viễn thông, nhưng với tình hình
    thị trường chứng khoán hiện nay, việc đẩy nhanh tiến trình là rất khó
    khăn.








    Nhóm
    Công tác cơ sở hạ tầng Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) khẳng định,
    yêu cầu cung cấp thông tin rõ hơn về thực trạng cổ phần hoá trong lĩnh
    vực viễn thông hiện không còn phù hợp.



    Ông
    Tony Foster, đại diện Nhóm Công tác cơ sở hạ tầng (VBF) cho biết, trong
    nhiều năm qua, Nhóm Công tác đã yêu cầu được cung cấp thông tin rõ hơn
    về thực trạng cổ phần hóa trong lĩnh vực viễn thông.


    Tuy
    nhiên, năm nay, Nhóm Công tác cho rằng, khó có khả năng diễn ra cổ phần
    hóa trong ngành này theo một lịch trình và phương thức hợp lý. Do đó,
    yêu cầu trên của Nhóm hiện nay không còn phù hợp.


    Trao
    đổi với phóng viên Báo Đầu tư về ý kiến trên của Nhóm Công tác, ông
    Trần Đức Lai, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, thực ra,
    các nhà tài trợ cũng nắm được tình hình thực tế của thế giới và Việt
    Nam. Có thể, thời điểm này, các nhà tài trợ thấy chưa thích hợp, nên
    không bàn nhiều về vấn đề cổ phần hoá trong lĩnh vực viễn thông.


    “Các
    nhà đầu tư, nhất là những nhà đầu tư lớn, có kinh nghiệm bao giờ cũng
    phân tích rất nhiều góc cạnh, chứ không chỉ nhăm nhăm mua doanh nghiệp
    này hay doanh nghiệp kia”, ông Lai cho biết.


    Về
    vấn đề tiến trình cổ phần hoá trong lĩnh vực viễn thông, ông Lai cũng
    thừa nhận là chậm, do cả điều kiện khách quan và chủ quan, trong đó
    nguyên nhân khách quan là rất lớn. "Đã cổ phần hoá, thì phải bán được,
    phải có lợi cho đất nước, lợi cho doanh nghiệp, lợi cho cán bộ, công
    nhân viên và lợi cho ngành viễn thông. Nhưng trong thời điểm thị trường
    chứng khoán hiện nay, điều này là rất khó", ông Lai cho biết.


    Tại
    thời điểm này, doanh nghiệp viễn thông được nhiều nhà đầu tư nước ngoài
    quan tâm nhất là MobiFone. Các nhà đầu tư đang chờ Tập đoàn Bưu chính -
    Viễn thông Việt Nam (VNPT) thực hiện phương án thoái vốn tại 2 mạng
    viễn thông VinaPhone và MobiFone theo quy định tại Nghị định Quy định
    chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông (Nghị
    định 25/2011/NĐ-CP).


    Theo
    quy định tại Nghị định 25/2011/NĐ-CP, một tổ chức, cá nhân đã sở hữu
    trên 20% vốn điều lệ, hoặc cổ phần của một doanh nghiệp viễn thông, thì
    không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ, hoặc cổ phần của một doanh
    nghiệp viễn thông khác trong cùng một thị trường dịch vụ viễn thông.


    Hiện
    nay, VNPT đang đưa ra 3 phương án thoái vốn tại hai nhà mạng này, bao
    gồm sáp nhập VinaPhone và MobiFone; cổ phần hoá một trong hai mạng di
    động này và phương án cổ phần hoá toàn bộ Tập đoàn.


    Theo các nhà đầu tư, phương án cổ phần hoá một trong hai mạng di động thuộc VNPT là tốt hơn cả.

    Ông
    Jacques Fulcrant, Giám đốc Orange France Telecom Việt Nam, việc cổ phần
    hoá một trong hai mạng di động VinaPhone, hoặc MobiFone sẽ là giải pháp
    tốt hơn. Vì nếu sáp nhập hai mạng này, thị trường viễn thông Việt
    Nam sẽ chỉ còn hai nhà mạng lớn độc quyền (Viettel và VNPT - PV). Điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến cạnh tranh lành mạnh.

    Tuy
    nhiên, theo ông Lai, mặc dù Nghị định 25/2011/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày
    1/6/2011, nhưng Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đưa ra lộ trình để
    các doanh nghiệp thực hiện quy định tại Nghị định và lộ trình này là 2
    năm, chứ không phải là làm ngay.


    Ông
    Lai cũng cho biết, hiện Chính phủ, Bộ đã chỉ đạo Tập đoàn chuẩn bị tất
    cả các điều kiện để sẵn sàng cổ phần hóa. Tuy nhiên, tùy tình hình kinh
    tế, tùy vào sự phát triển của thị trường, lãnh đạo Tập đoàn thấy thời
    điểm nào thích hợp thì báo cáo với Bộ và Chính phủ.

      Hôm nay: Thu Mar 28, 2024 10:46 pm