Đức Minh CDMA

Bạn hãy đăng ký làm thành viên để xem được những hình ảnh trong diễn đàn,chatbox,kết bạn và bạn sẽ có rất nhiều quyền lợi khác, bạn đăng ký nhé

Join the forum, it's quick and easy

Đức Minh CDMA

Bạn hãy đăng ký làm thành viên để xem được những hình ảnh trong diễn đàn,chatbox,kết bạn và bạn sẽ có rất nhiều quyền lợi khác, bạn đăng ký nhé

Đức Minh CDMA

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn thảo luận thông tin viễn thông - giải trí - tâm sự - kết bạn


    Mũi tên trúng… nhiều đích

    avatar
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 681
    Join date : 16/01/2010
    Age : 34
    Đến từ : sài gòn

    Mũi tên trúng… nhiều đích Empty Mũi tên trúng… nhiều đích

    Bài gửi by Admin Tue Jun 14, 2011 7:25 am

    Mũi tên trúng… nhiều đích ImageView
    Sau sáp nhập, trong lĩnh vực di động xuất hiện
    đối thủ cạnh tranh với China Mobile, hãng viễn thông ở vị trí thống
    lĩnh thị trường Trung Quốc.
    Chiến lược “6 thành 3” của viễn thông Trung Quốc:


    Mũi tên trúng… nhiều đích


    - Ngay trước thời điểm cấp giấy phép 3G, Trung
    Quốc đã tiến hành cải tổ và sáp nhập 6 doanh nghiệp thành 3 doanh nghiệp
    viễn thông. Cuộc cải tổ này được coi là một mũi tên trúng nhiều đích
    của ngành công nghiệp viễn thông Trung Quốc.

    Bắt đầu cuộc “đại cách mạng” viễn thông

    Ngành công nghiệp viễn thông Trung Quốc hiện do
    ba doanh nghiệp thống lĩnh, đó là China Telecom, China Unicom và China
    Mobile. Sự ra đời của ba công ty này là kết quả của cuộc cách mạng tái
    cơ cấu thị trường diễn ra vào tháng 5/2008, do Bộ Công nghiệp Thông tin
    (MII), Ủy ban Cải tổ và Phát triển quốc gia (NDRC) và Bộ Tài chính chỉ
    đạo.

    MII cho rằng Trung Quốc sẽ tìm cách thúc đẩy
    cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại cố định - các hãng
    đang có doanh thu ngày càng giảm do ngày càng có nhiều người lựa chọn
    dịch vụ di động. Đồng thời, trong lĩnh vực di động, sẽ xuất hiện đối thủ
    cạnh tranh với China Mobile hiện đang thống lĩnh thị trường.

    Theo đó, vào thời điểm tháng 5/2008, Trung Quốc
    đã yêu cầu 6 công ty viễn thông sáp nhập tài sản, đồng thời cho phép các
    hãng viễn thông cố định mở rộng sang các dịch vụ không dây, tạo ra ba
    tổ hợp doanh nghiệp công nghệ cao sẽ cạnh tranh với nhau để cung cấp các
    dịch vụ cố định, di động, băng rộng và các dịch vụ viễn thông tương lai
    khác.

    Kelvin Ho, một nhà phân tích của Nomura
    International Ltd ở Hồng Kông, nói: “Thị trường với 3 công ty điện thoại
    được phép cung cấp đầy đủ dịch vụ di động và cố định sẽ giúp các công
    ty điện thoại cố định hoạt động và cạnh tranh”.

    Ngay lập tức, các công ty viễn thông Trung Quốc
    bắt đầu vào cuộc đàm phán để mua bán, sáp nhập lẫn nhau. China Telecom
    đã đàm phán mua lại mảng kinh doanh CDMA của Unicom, đồng thời Unicom
    lại thảo luận về một cuộc sáp nhập với Netcom để cung cấp dịch vụ điện
    thoại di động và cố định dựa trên công nghệ GSM đã được sử dụng phổ biến
    trên thế giới.

    Dưới tác động của cuộc cải tổ, giá trị cổ phiếu
    của China Mobile, công ty điện thoại lớn nhất thế giới tính về số lượng
    người dùng, đã giảm liên tục 2 tháng liền trên thị trường chứng khoán
    Hồng Kông. Thực tế, cuộc đại cải tổ này được cho là đã giúp China
    Telecom và Netcom mở rộng hoạt động để cạnh tranh với China Mobile Lte.

    China Telecom, công ty điện thoại cố định lớn
    nhất đất nước, đã mua lại mạng lưới điện thoại di động nhỏ hơn của
    Unicom – hiện đang cung cấp dịch vụ cho 43 triệu khách hàng dựa trên
    công nghệ CDMA dùng ở Nhật và Hàn Quốc.

    Kết quả của công cuộc thâu tóm, sáp nhập này là
    thị trường viễn thông Trung Quốc còn lại ba công ty lớn China Telecom,
    China Unicom và China Mobile, cung cấp dịch vụ điện thoại và kết nối
    Internet cho 1,3 tỷ người dân lúc đó.

    Kích thích cạnh tranh và chống độc quyền

    Theo tuyên bố của cơ quan quản lý viễn thông
    Trung Quốc, cuộc “đại cách mạng” này được đưa ra nhằm xây dựng “một thị
    trường cạnh tranh lành mạnh và ngăn ngừa độc quyền”. Mục đích của các
    nhà quản lý viễn thông Trung Quốc là kích thích cạnh tranh giữa các
    doanh nghiệp cố định, trước khi cấp giấy phép dịch vụ di động tốc độ cao
    3G, bởi giấy phép này sẽ cần đến hàng tỷ USD đầu tư vào thiết bị mạng
    lưới.

    “Tái cơ cấu ngành công nghiệp này không phải là
    một sự lựa chọn, mà là một việc phải làm”, Chen Haofei, nhà phân tích
    của China International Capital Corp ở Bắc Kinh nói, “Sau thời kỳ này,
    các công ty điện thoại sẽ có thêm nhiều tự do để tập trung vào tương
    lai”.

    Cynthia Leung, nhà phân tích viễn thông cấp cao
    của Ovum, cho rằng cuộc tái cơ cấu – trong đó 6 hãng viễn thông đã “hô
    biến” và trở thành 3 công ty viễn thông chính – đã thành công trong việc
    cân bằng hai mục tiêu của chính phủ Trung Quốc. Đó là “không một công
    ty đơn lẻ nào giành được mọi thuận lợi”, và “cuộc cạnh tranh nội bộ giữa
    các tổ chức đã sáp nhập vẫn tồn tại”.

    Các nhà phân tích cũng cho rằng “kế hoạch cải tổ
    giúp thị trường viễn thông Trung Quốc tránh được các vấn đề chồng chéo
    và phức tạp của việc thuê mạng lưới và tách riêng mạng lưới”. Cuộc cải
    cách này được dự đoán sẽ cắt giảm các chi phí viễn thông, tránh đầu tư
    trùng lắp về mạng lưới và gia tăng tỷ lệ thâm nhập điện thoại trên khắp
    cả nước.

    Đến đầu năm 2009, Trung Quốc đã cấp giấy phép
    kinh doanh công nghệ di động thế thệ thứ ba (3G) cho cả ba công ty.
    Trước khi có giấy phép 3G, cuộc tái cơ cấu đã giúp các doanh nghiệp kịp
    trở thành những nhà cung cấp đủ dịch vụ, và thiết lập một hệ sinh thái
    thị trường cân bằng, phát triển. Tại thời điểm đó, các nhà phân tích cho
    rằng sau công cuộc tái cơ cấu, 3 doanh nghiệp chính sẽ chuyển sự tập
    trung vào kinh doanh, sau khi mạng lưới cơ bản đã xây dựng xong.

    Kết quả của công cuộc cải tổ ngành viễn thông
    Trung Quốc đã thúc đẩy sự canh tranh và tăng trưởng trên thị trường
    thiết bị, sản phẩm, công nghệ..., tạo ra một thị trường thiết bị mạng
    lưới viễn thông sôi động với các công ty nội địa nổi tiếng toàn cầu như
    Huawei, ZTE.

    Vào thời điểm giữa năm 2008, Trung Quốc có 583
    triệu người dùng ĐTDĐ. Hiện nay, Trung Quốc đang hướng tới con số 1 tỷ
    thuê bao di động.

      Hôm nay: Thu Mar 28, 2024 6:37 pm