Đức Minh CDMA

Bạn hãy đăng ký làm thành viên để xem được những hình ảnh trong diễn đàn,chatbox,kết bạn và bạn sẽ có rất nhiều quyền lợi khác, bạn đăng ký nhé

Join the forum, it's quick and easy

Đức Minh CDMA

Bạn hãy đăng ký làm thành viên để xem được những hình ảnh trong diễn đàn,chatbox,kết bạn và bạn sẽ có rất nhiều quyền lợi khác, bạn đăng ký nhé

Đức Minh CDMA

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn thảo luận thông tin viễn thông - giải trí - tâm sự - kết bạn


    Chuyện hài hước chỉ có ở thị trường di động VN

    avatar
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 681
    Join date : 16/01/2010
    Age : 34
    Đến từ : sài gòn

    Chuyện hài hước chỉ có ở thị trường di động VN  Empty Chuyện hài hước chỉ có ở thị trường di động VN

    Bài gửi by Admin Fri Aug 05, 2011 11:37 am

    Một chuyên gia nước ngoài đã nhận xét: “Công nghiệp viễn thông
    di động Việt Nam phát triển rất nhanh, nhưng nền móng không vững và đang tồn tại
    những phi lý và hài hước.”






    Chuyện hài hước chỉ có ở thị trường di động VN  20110804094040_VT-VN1



    Trả trước lấn lướt trả sau

    Thực tế này có lẽ chỉ tồn tại ở các nhà mạng Việt Nam khi những khách hàng lâu
    năm bị “ruồng rẫy” không được quan tâm, trong khi các khách hàng trả trước thiếu
    ổn định thì lại được chào đón bằng đủ mọi hình thức khuyến mại.

    Một thuê bao trả sau đã từng than thở: “Dùng 5-6 năm dịch vụ chẳng được gì ngoài
    đôi ba lần giảm cước với mức giảm tính bằng đơn vị đồng, mà năm nay cũng chẳng
    còn thấy giảm nữa.
    Nhân viên không đến thu cước mà đến ngày cắt cước là lập tức cắt ngay chiều gọi
    đi của khách hàng trong khi thuê bao trả trước có dịch vụ ứng tiền để gọi. Đăng
    ký dịch vụ tính điểm khách hàng thân thiết thì nhân viên tổng đài bảo anh cứ chờ
    đi, bao giờ thuê bao anh đủ hạng tổng đài sẽ… tự liên hệ. Chán hết biết.”

    Trong khi đó, chỉ cách đây 1 tháng, thuê bao trả trước các mạng được khuyến mại
    giá trị thẻ cào 100% "đều như vắt chanh", đến mức nhiều người chán chẳng buồn
    nạp. Mãi tới đầu tháng 7 qua các nhà mạng mới giảm mức khuyến mại, song với 50%
    giá trị thẻ nạp vẫn là một ưu đãi quá lớn mà thuê bao trả sau chẳng bao giờ có
    được.

    "Đốt" hết kho số rồi kêu cứu

    Việt Nam có xấp xỉ 87 triệu dân, hơn 100 triệu thuê bao di động theo thống kê
    của Bộ Thông tin và Truyền thông, tuy nhiên trong 3 năm qua không dưới 1 lần các
    nhà mạng kêu cháy kho số. SIM “rác” bán tràn lan với tài khoản khủng khiến người
    dùng thích đổi SIM hơn nạp thẻ và vấn nạn này thậm chí lan sang cả dịch vụ 3G
    với những SIM kết nối chỉ dùng 1 lần rồi… vứt.

    Điều này dễ lý giải tại sao nhà mạng kêu cháy kho số bởi cái cách quản lý kiểu
    “máy giặt SIM thẻ” này thì có lẽ Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phải cấp không
    dưới 2-3 mã mạng nữa khi thị trường có thêm các mạng di động ảo tham gia.

    Vụ trưởng Vụ viễn thông Phạm Hồng Hải cũng nhận định với số lượng thuê bao 110
    triệu, khả năng đáp ứng của các đầu số gần 300 triệu số thì việc cháy kho số là
    một sự phi lý mà các nhà mạng cần phải giải trình rõ ràng khi trình phương án
    xin thêm đầu số.



    Chuyện hài hước chỉ có ở thị trường di động VN  20110804094121_didong
    Một thị trường di động có tới hơn 90% thuê bao là trả trước như Việt Nam luôn tồn tại nhiều điểmnghịch lý.





    Chủ thuê bao trả trước là “Đại gian, đại ác”

    Cũng liên quan tới chuyện cháy kho số, qua thống kê việc quản lý thuê bao trả
    trước ở các nhà mạng, thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hiện rất
    nhiều sai phạm trong việc kê khai tên tuổi của thuê bao.

    Chỉ cần là đại lý ủy quyền cấp 1 của nhà mạng là đã có thể đứng ra tự đăng ký
    các SIM trả trước và do đó phát sinh tình trạng khai khống tên chủ thuê bao để
    kích hoạt trước hưởng khuyến mại, sau đó bán ra giá SIM “rác”.

    Hàng trăm ngàn thuê bao ảo với những cái tên bâng quơ, kể cả lấy tên là "Đại
    gian đại ác", trùng số chứng minh nhân dân đã bị phát hiện và nhiều nhà mạng đã
    bị phạt trong đợt thanh tra này. Tuy nhiên, theo đánh giá của giới chuyên môn
    thì nếu không tiến hành thanh kiểm tra thường xuyên, tình trạng khai láo thuê
    bao trả trước sẽ vẫn tiếp diễn bởi chưa có một công cụ, hệ thống hiệu quả để
    quản lý lĩnh vực này.

    Một nhà mạng dùng 2 công nghệ

    Hiếm có một nhà mạng nào “dũng cảm” như EVN Telecom khi đã “mạnh dạn” đầu tư hẳn
    2 hạ tầng hệ thống mạng di động. Thật ra, chuyện công nghệ hạ tầng viễn thông di
    động và bài toán đầu tư của nhà mạng này còn là một vấn đề dài kỳ trong quyết
    sách và định hướng.

    Tuy nhiên, việc để khách hàng lơ ngơ đứng giữa ngã ba đường với một bên là SIM
    dùng mạng CDMA 450MHz và một bên là SIM 3G UMTS thì quả là chuyện hiếm có nhà
    mạng nào làm như EVN Telecom. Muốn chuyển sang dùng 3G khách hàng EVN Telecom sẽ
    phải đổi SIM và thậm chí là đổi cả máy bởi 2 công nghệ khác hẳn nhau.

    Hiện nay EVN Telecom cũng rất đau đầu trước vấn đề này tuy nhiên lượng thuê bao
    CDMA của nhà mạng này lại đang chiếm tỷ trọng lớn, bao gồm cả mạng cố định không
    dây, trong khi doanh thu từ các thuê bao 3G hiện nay chưa đủ bù chi phí.

    Telco "làm thịt" CP

    Trong nhiều cuộc họp báo về vấn đề viễn thông Việt Nam, nhiều chuyên gia hàng
    đầu từ các nước phát triển đều nhận định chưa thấy thị trường nào phát triển như
    ở Việt Nam, khác hẳn mọi xu hướng của các quốc gia khác.

    Đơn cử như việc kết hợp giữa nhà cung cấp nội dung (CP) và nhà mạng. Theo một
    chuyên gia của tập đoàn Dentsu thì nếu như ở Nhật Bản, tỷ lệ ăn chia giữa nhà
    mạng và nhà cung cấp dịch vụ nội dung là 10-90, tức là các CP được hưởng phần
    lớn doanh thu (90%) thì ở Việt Nam, con số này lại ngược lại.

    Từ nhiều năm qua, các CP Việt Nam đang chịu khá nhiều thiệt thòi khi bị các nhà
    mạng chèn ép tỷ lệ do họ là đơn vị nắm giữ khách hàng, CP chỉ được coi là một
    đối tác cộng sinh. Sự bất công này không những dẫn tới thiệt hại hàng trăm tỷ
    đồng doanh thu đối với các CP mà nó còn tạo nên tâm lý không thoải mái, sáng tạo
    trong việc cung cấp các nội dung có chất lượng cao.

    Một lãng đạo nhà mạng từng nói sẵn sàng chia sẻ 70-80% doanh thu cho CP nếu
    nguồn nội dung tốt nhưng trên thực tế thì chẳng có CP nào được ăn chia ở mức này.
    Con số tỷ lệ ăn chia cao nhất mà các CP được hưởng là khoảng 50%, và đó là còn
    chưa kể nhà mạng bày đủ trò như đối soát sai, hệ thống lỗi, từ đó ép CP phải
    tính doanh thu dựa trên bảng đối soát thiếu minh bạch của mình.

    Kết quả là sau gần 10 năm dịch vụ giá trị gia tăng di động triển khai tại Việt
    Nam, nội dung đột phá thì ít mà nhố nhăng thì nhiều. Nhiều CP phải chơi các đòn
    tiểu xảo để có cửa sống và thậm chí đăng tải cả các nội dung vi phạm quy định
    của Bộ Thông tin và Truyền thông nhằm câu khách… nhắn tin.


    • Vương Long

      Hôm nay: Fri Apr 26, 2024 11:45 pm