Đức Minh CDMA

Bạn hãy đăng ký làm thành viên để xem được những hình ảnh trong diễn đàn,chatbox,kết bạn và bạn sẽ có rất nhiều quyền lợi khác, bạn đăng ký nhé

Join the forum, it's quick and easy

Đức Minh CDMA

Bạn hãy đăng ký làm thành viên để xem được những hình ảnh trong diễn đàn,chatbox,kết bạn và bạn sẽ có rất nhiều quyền lợi khác, bạn đăng ký nhé

Đức Minh CDMA

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn thảo luận thông tin viễn thông - giải trí - tâm sự - kết bạn


    LG đang chậm chân với bữa tiệc smartphone?

    avatar
    ket_noi_cdma


    Tổng số bài gửi : 211
    Join date : 04/04/2011

    LG đang chậm chân với bữa tiệc smartphone? Empty LG đang chậm chân với bữa tiệc smartphone?

    Bài gửi by ket_noi_cdma Sat Nov 05, 2011 8:55 pm

    Rơi vào nợ nần, LG Electronics đã thay đổi
    CEO và lợi nhuận đã trở về. Nhưng với thị trường hiện nay, liệu LG có
    thực sự bứt phá nổi khi mảng di động của hãng đang có vẻ chậm chân hơn
    các đối thủ nặng ký khác.
    Cách đây 1 năm, hãng điện tử LG Electronics nhận
    ra hãng đang ở vào một trong những thời điểm khủng hoảng nhất lịch sử
    công ty. Đại gia Hàn Quốc đã khiến cả ngành công nghiệp điện tử kinh
    ngạc khi công bố kết quả kinh doanh thua lỗ kỷ lúc trong nửa sau của năm
    2010. Đó cũng là lần đầu tiên LG rơi vào nợ nần kể từ khi bắt đầu báo
    cáo lợi nhuận vào năm 2007. Đây thực sự là điều xấu hổ với LG và công ty
    mẹ của hãng, LG Group – một tập đoàn “gia đình trị” lớn thứ 4 của
    Korea.


    Ngay lập tức, “gia đình LG” đã cử một trong
    những thành viên của hãng lên vị trí CEO của LG Electronics. Đó là Koo
    Bon-joon, cháu trai của người sáng lập ra tập đoàn LG Group, ông Koo
    In-hwoi (1907-1969), và là em trai của Chủ tịch Tập đoàn LG Group, ông
    Koo Bon-moo.


    Gia đình LG ngay lập tức quyết định, cái LG cần
    không phải là cái vỗ tay an ủi lên vai, mà là một phong cách điều hành,
    lãnh đạo mới thực sự “gây sốc”. Koo, cũng như các thành viên khác trong
    gia đình, được miêu tả là người “dữ dội, sôi sục, cạnh tranh, táo bạo và
    hiếu chiến”.


    Nhiệm vụ của ông là đưa LG trở lại thời kỳ lợi
    nhuận, là nhà sản xuất máy giặt hàng đầu thế giới, nhà sản xuất TV màn
    hình phẳng số 2 toàn cầu, và là nhà sản xuất ĐTDĐ số 3. Liệu Koo, một
    người hâm mộ môn thể thao bóng chày, có thể đảm đương trách nhiệm trên?


    Tại cuộc gặp gỡ với các phóng viên hồi đầu năm
    nay, Koo có vẻ khiêm tốn hơn khi nói về vai trò của ông: “Khi thay đổi
    Tổng giám đốc, một công ty lớn như LG không thể thay đổi trong ngày một
    ngày hai”.


    Tuy nhiên, thay đổi là điều ai cũng nhận ra tại
    LG trong năm qua. Và hầu hết thay đổi đều từ Koo, người vừa là thành
    viên gia đình sở hữu tập đoàn LG Group, vừa là CEO của LG. Ông có thể có
    những lối quản lý mạnh bạo, hung hăng và những quyết định đầu tư liều
    lĩnh mà không sợ các nhà quản lý khác nghĩ gì về ông, không bị áp lực
    giáng chức hay mất việc.





    LG đang chậm chân với bữa tiệc smartphone? ImageView
    Ông Koo Bon-joon.
    Đầu tư mạnh bạo cho R&D


    Với niềm tin LG sẽ trở lại thời hoàng kim và cho
    ra đời những sản phẩm cạnh tranh, chất lượng cao, Koo đã đẩy mạnh chức
    năng nghiên cứu và phát triển (R&D) của LG Electronics, mang lại cho
    các chuyên gia R&D nhiều đặc quyền và sự đối xử ưu tiên.


    Koo cũng luôn suy nghĩ hoạch định tương lai cho
    LG Electronics. Ông đã mua lại mảng kinh doanh điều hòa của LS Mtron để
    mở rộng danh mục năng lượng của LG, và thâu tóm Daewoo ENTEC để mở rộng
    mảng kinh doanh xử lý nước của công ty. Hai chi nhánh này được xem là cỗ
    máy tăng trưởng của LG trong tương lai.


    Công ty cũng sẽ xây dựng một tổ hợp sản xuất và
    nghiên cứu, phát triển, với hy vọng sẽ cho ra đời những sản phẩm vượt
    trội trong lĩnh vực xử lý nước, năng lượng mặt trời và đèn LED. Tổ hợp
    này được đặt tại Pyeongtaek, Gyeonggi, rộng 2,78 triệu m2 và có chi phí
    hơn 1 nghìn tỷ won (900 triệu USD), dự kiến sẽ khởi công vào năm 2014.


    Một quan chức LG đã nói: “Những quyết định như
    thế chỉ có Koo mới đưa ra được”, và nói thêm “so với trước, việc đưa ra
    quyết định tại LG Electronics diễn ra nhanh hơn, táo bạo hơn do sự xuất
    hiện và điều hành của Koo”.


    Còn một nhân viên LG thì nói: “Sự thay đổi có
    thể không rõ ràng nếu nhìn từ bên ngoài, nhưng nó lại rất rõ ràng từ bên
    trong nội bộ công ty. Nhiều người hy vọng thời điểm tốt đẹp sẽ mau
    chóng trở lại”.


    Kết quả là, LG đã có lại lợi nhuận trong quý đầu
    tiên của năm 2011, sau 3 quý liên tiếp rơi vào nợ nần. Hãng đã báo cáo
    mức lợi nhuận tác nghiệp đạt 130,5 tỷ won trong quý I và 158,2 tỷ won
    trong quý II/2011.


    Nhưng khi đã trở lại thời kỳ có lợi nhuận, công
    ty cảm thấy mức lợi nhuận mỗi quý như trên là “quá bình thường”. Vì thế,
    con đường phía trước của LG vẫn còn rất dài, rất nhiều những nỗ lực và
    đổi thay.


    Vẫn chậm chân trong di động


    Thách thức lớn nhất của LG nằm ở mảng kinh doanh
    ĐTDĐ. LG đã tung ra các phiên bản mới cho mẫu smartphone Optimus – dòng
    smartphone cao cấp của công ty. “Dòng họ Optimus” bao gồm các sản phẩm
    Optimus 2X, Optimus Black và Optimus 3D.


    Nhưng chưa một sản phẩm nào chứng tỏ sẽ là đối
    thủ của Samsung Galaxy hay Apple iPhone. Thực ra, bộ phận ĐTDĐ của LG
    thậm chí còn không tham gia sự kiện triển lãm điện tử tiêu dùng IFA diễn
    ra vừa qua tại Berlin, Đức. Lý do chính thức được đưa ra là LG muốn tập
    trung vào các dòng sản phẩm 3D: như TV, máy chiếu và màn hình PC 3D
    cùng nhiều sản phẩm khác.


    Tuy nhiên, nhiều nguồn tin cho biết quyết định
    không tham gia IFA là LG thiếu các sản phẩm di động “bom tấn”. Vì thế,
    công ty cũng chưa đầu tư nhiều cho các nền tảng phần mềm di động. Trong
    khi đó, các công ty công nghệ ngày nay đều tập trung hoặc phát triển nền
    tảng riêng, hoặc thâu tóm một công ty nào đó có khả năng cung cấp nền
    tảng riêng. Bởi chỉ có phần cứng không được xem là công thức kinh doanh
    mang lại thành công trong thị trường CNTT ngày nay.


    “LG sẽ tập trung vào những gì hãng làm được tốt
    nhất”, một quan chức LG nói. “Chúng tôi không có kế hoạch phát triển hệ
    điều hành riêng”.


    Tuy nhiên, điều khiến các nhà phê bình lo ngại
    là cuối cùng khi nào thì LG mới nổi bật trong phần cứng, và muốn đầu tư
    vào nền tảng phần mềm di động. Và liệu đến lúc đó hãng có bị chậm chân?
    Lý do chính là hiện nay mảng kinh doanh di động của LG Electronics đang
    “chìm” và dường như LG vẫn đang chậm chân với bữa tiệc smartphone đang
    được các đối thủ tưng bừng tham gia và tranh giành, đấu đá.

      Hôm nay: Fri Apr 26, 2024 8:29 pm