Đức Minh CDMA

Bạn hãy đăng ký làm thành viên để xem được những hình ảnh trong diễn đàn,chatbox,kết bạn và bạn sẽ có rất nhiều quyền lợi khác, bạn đăng ký nhé

Join the forum, it's quick and easy

Đức Minh CDMA

Bạn hãy đăng ký làm thành viên để xem được những hình ảnh trong diễn đàn,chatbox,kết bạn và bạn sẽ có rất nhiều quyền lợi khác, bạn đăng ký nhé

Đức Minh CDMA

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn thảo luận thông tin viễn thông - giải trí - tâm sự - kết bạn


2 posters

    Bài cuối: Tương lai thị trường chia ba?

    avatar
    hoangtu


    Tổng số bài gửi : 98
    Join date : 15/04/2012

    Bài cuối: Tương lai thị trường chia ba?  Empty Bài cuối: Tương lai thị trường chia ba?

    Bài gửi by hoangtu Fri Apr 27, 2012 5:57 pm



    Cũng là cuộc tháo lui
    không mong đợi, nhưng Comvik rút lui trong thành công, còn SK Telecom và
    VimpelCom - cùng là những đại gia trong làng thông tin di động (TTDĐ)
    trên thế giới - thì phải tháo lui trong thất bại.




    Bài cuối: Tương lai thị trường chia ba?  Image



    Đường ai nấy đi từ nay giữa VimpelCom (Nga) và TCty Viễn thông di động Toàn cầu (Việt Nam).




    Lên dây cót… rồi tháo lui

    Còn nhớ, trong cuộc gặp gỡ báo chí tại Nha Trang ngày 10.12.2011, tân
    Tổng GĐ của Beeline là ông Michael Cluzel đã mạnh mẽ “lên dây cót”: “Kế
    hoạch trong ngắn hạn đưa Beeline trở thành nhà mạng đứng thứ tư tại VN.
    Chúng tôi sẽ nhanh chóng đạt được, nếu giữ được mức tăng trưởng tới bốn
    con số như thời gian qua”. Với gói cước “Tỷ Phú”, Beeline đã gây sốt và
    quảng bá mạnh được thương hiệu trong năm 2011 và VimpelCom cam kết đầu
    tư mạnh hơn vào Beeline VN, với khoản tiền 500 triệu USD. Nhưng việc
    Vimpelcom bất ngờ tháo lui khỏi Gtel Mobile với khoản tiền bán lại cổ
    phần nhận được là 45 triệu USD, cho thấy họ phải cắn răng chịu lỗ như
    thế nào.

    Vì sao lại xảy ra tình trạng tiền hậu bất nhất như vậy? Theo lý giải của
    chuyên gia về thị trường viễn thông Hoàng Ngọc Diệp, thường các nhà đầu
    tư nước ngoài như VimpelCom, với tiềm lực tài chính nhất định vẫn có
    thể chịu lỗ được một thời gian. Tuy nhiên, áp lực lớn nhất với họ nhiều
    khi không phải đến từ thị trường VN, mà đến từ thị trường chứng khoán
    nơi họ niêm yết. Một khi họ bị lỗ quá lâu, sẽ gây mất uy tín trên thị
    trường chứng khoán và cổ đông không hài lòng, buộc họ có thể phải đưa ra
    phương án tháo lui bất ngờ để hạn chế thiệt hại về tài chính và uy tín
    để tránh bị hiệu ứng sang giá cổ phiếu niêm yết trên thị trường.

    Không riêng gì Beeline, mà Vietnamobile gần đây cũng đã lên dây cót tinh
    thần với phát biểu của CEO là Elizabete Fong: “Chỉ có thể bước tiếp chứ
    không thể buông tay” dù Vietnamobile đã gặp không ít khó khăn, từng
    phải từ bỏ công nghệ CDMA như S-Fone để chuyển sang công nghệ GSM. Gần
    đây, Vietnamobile đã công bố cán mức 10 triệu thuê bao và là nhà mạng
    đứng thứ tư tại VN. Nhưng nên nhớ rằng, có những chi tiết rất đáng lưu
    ý: Khi SK Telecom tuyên bố ngừng đầu tư vào S-Fone thì cho biết rằng,
    mạng này đã đạt đến 7,3 triệu thuê bao. Và trước đó không lâu, SK
    Telecom đã từng tuyên bố tiếp tục đầu tư thêm vào S-Fone. Giờ đến
    VimpelCom. Vì thế, trước sức ép ngột ngạt từ “tam đại gia” MobiFone,
    VinaPhone và Viettel, không biết Hutchison chịu được đến bao giờ?


    Thị trường chia ba?


    Trong Đề án quy hoạch viễn thông đến năm 2020, Bộ TTTT đã đưa ra kịch
    bản duy trì 3 mạng di động có thị phần tương đương để giữ sự cạnh tranh
    lành mạnh trên thị trường. Trước đây là sự giải tán EVN Telecom, còn
    S-Fone đang “chết lâm sàng”, giờ đến lượt VimpelCom rút lui bỗng gây ra
    một dự cảm rằng, thực tế thị trường đang đi theo hướng khớp gần với quy
    hoạch. Bởi ai cũng nhìn thấy được rằng, nếu với sức ép cạnh tranh từ
    “tam đại gia” và chỉ số ARPU càng ngày càng giảm không thể thu hồi được
    vốn, thì bài toán về sự tồn tại của Hutchison trong Vietnamobile cũng
    phải được tính đến. Bởi đối với các DN nước ngoài, cổ đông cần độ minh
    bạch cần thiết và chỉ có thể chấp nhận bị lỗ lã nhất định trong các dự
    án đầu tư, chứ không thể để kéo dài quá lâu sẽ gây ảnh hưởng đến toàn
    cục. Nên nhớ rằng, SK Telecom rút khỏi S-Fone cũng phần lớn do sức ép từ
    sàn chứng khoán.

    Lâu nay, đã có những lời trách móc rằng, nhà nước cấp phép cho quá nhiều
    mạng di động để xảy ra cạnh tranh o ép về giá không lành mạnh, hay
    chính sách không có sự ưu đãi với các công nghệ mới và nhà mạng mới và
    nhỏ... Nhưng có một góc nhìn từ nguyên giám đốc một mạng di động (không
    tiện nêu tên), rất đáng suy ngẫm: “Thị trường TTDĐ VN bây giờ không còn
    là nơi cho các nhà đầu tư năm, ba trăm triệu USD, mà đòi hỏi tới hàng tỉ
    USD và chấp nhận lỗ trong nhiều năm. Nếu yếu vốn mà nhảy vào thì chỉ
    nướng tiền mà thôi”. Thời gian qua, nhiều đại gia nước ngoài tưởng ngon
    ăn đã nhảy vào thị trường TTDĐ VN, nhưng rồi đã phải nhận trái đắng.
    avatar
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 681
    Join date : 16/01/2010
    Age : 34
    Đến từ : sài gòn

    Bài cuối: Tương lai thị trường chia ba?  Empty Re: Bài cuối: Tương lai thị trường chia ba?

    Bài gửi by Admin Thu May 31, 2012 3:21 pm

    theo mình nghĩ là chia 4 sẽ đúng hơn

      Hôm nay: Thu Mar 28, 2024 3:47 pm