Đức Minh CDMA

Bạn hãy đăng ký làm thành viên để xem được những hình ảnh trong diễn đàn,chatbox,kết bạn và bạn sẽ có rất nhiều quyền lợi khác, bạn đăng ký nhé

Join the forum, it's quick and easy

Đức Minh CDMA

Bạn hãy đăng ký làm thành viên để xem được những hình ảnh trong diễn đàn,chatbox,kết bạn và bạn sẽ có rất nhiều quyền lợi khác, bạn đăng ký nhé

Đức Minh CDMA

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn thảo luận thông tin viễn thông - giải trí - tâm sự - kết bạn


    Bài toán thoái vốn của VNPT

    avatar
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 681
    Join date : 16/01/2010
    Age : 34
    Đến từ : sài gòn

    Bài toán thoái vốn của VNPT  Empty Bài toán thoái vốn của VNPT

    Bài gửi by Admin Sun May 08, 2011 5:20 pm

    Kể từ 1/6, quy định một tổ chức không được sở hữu đồng thời quá 20% ở 2 mạng di động sẽ có hiệu lực, nhưng hiện tại VNPT vẫn chưa đưa ra được phương án cuối cùng cho việc thoái vốn.




    Trao đổi với báo chí, một lãnh đạo cấp cao của tập đoàn VNPT hé lộ 3 khả năng xử lý câu chuyện sở hữu vốn tại một trong 2 doanh nghiệp di động con của mình, có thể xảy ra. Thứ nhất, VNPT sẽ thực hiện vụ sáp nhập đầu tiên trong lịch sử viễn thông di động giữa MobiFone và VinaPhone. Như vậy, việc thoái vốn sẽ không xảy ra. Thứ hai, cổ phần hóa MobiFone theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng và sau đó thoái vốn tại doanh nghiệp này xuống còn 20%. Phương án thứ ba mới được tính tới là cổ phần hóa toàn bộ VNPT. Tuy nhiên, vị lãnh đạo này không tiết lộ gì thêm về chi tiết của kế hoạch này.
    Bài toán thoái vốn của VNPT  MobiFone
    Gần 6 năm, VNPT chưa cổ phần xong hãng viễn thông di động MobiFone. Ảnh: Hoàng Hà.

    Theo nhận định của giới chuyên gia, phương án thứ hai là hướng đi mà VNPT ít muốn thực hiện nhất. Trước đây, chỉ cổ phần hóa MobiFone (tỷ lệ bán ra bên ngoài không lớn) mà tập đoàn này còn lừng khừng tới hơn 6 năm (bắt đầu từ 2005) cho đến nay vẫn chưa thực hiện được. Trong khi đó, các điều kiện cần cho việc tiến hành như chọn tư vấn nước ngoài, định giá doanh nghiệp, đưa ra kế hoạch cổ phần hóa cuối cùng… đã hoàn tất, chỉ còn chờ “bấm nút”.

    “Với quy định phải thoái vốn tới 80% tại mạng di động đang đem lại tới 50% tổng lợi nhuận của VNPT thì động lực để tập đoàn làm thậm chí còn chậm hơn trước”, một cựu lãnh đạo của tập đoàn này nhận xét.

    Tuy nhiên, trong lần trao đổi với báo chí đầu năm, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp đã khẳng định, MobiFone phải cổ phần hóa trong năm nay.

    Với phương án sáp nhập MobiFone và VinaPhone, không ít chuyên gia kinh tế bình luận: Đây là biện pháp tệ nhất để tái cơ cấu VNPT. Chuyên gia kinh tế, tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng, phương án này không phù hợp với sự phát triển của đất nước và sẽ gây khó khăn lớn cho các công ty di động khác, bởi khi đó công ty được sáp nhập này sẽ chi phối thị trường thông tin di động, đưa người tiêu dùng trở lại thời độc quyền.

    Tiến sĩ Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương bình luận: “Hiện nay, thị trường thông tin di động đang ở thế chân vạc: Viettel - MobiFone - VinaPhone. Nếu sáp nhập MobiFone và VinaPhone sẽ tạo ra một công ty có thị phần tới 50-60% và có hại cho cạnh tranh, kéo theo có hại cho lợi ích của người tiêu dùng”.

    Còn với phương án cổ phần hóa toàn bộ VNPT, giới chuyên gia về cổ phần hóa đều không hiểu bởi điều này mới xuất hiện khi Nghị định số 25 ra đời. Trước đó, tập đoàn này chưa từng có ý định cổ phần hóa toàn bộ bởi đây là một biện pháp cách mạng chưa từng xảy ra trong lịch sử cổ phần hóa tại Việt Nam.

    Trước đó, hầu hết các tập đoàn mạnh của nhà nước đều tiến hành cổ phần hóa các công ty con trước. Sau khi rút kinh nghiệm từ các công ty nhỏ, sẽ tới đơn vị lớn và sau cùng mới là cổ phần hóa tập đoàn mẹ.

    “Với một tập đoàn mà việc cổ phần hóa một công ty bộ phận còn kéo dài tới 6 năm chưa xong thì việc cổ phần hóa ngay cả tập đoàn là một điều vô cùng khó hiểu. Phương án này là một cuộc cách mạng cực lớn tại VNPT hay chỉ là một kế hoãn binh để không phải cổ phần hóa và thoái vốn tại MobiFone thì cần phải xem xét nghiêm túc khi văn bản được trình các cấp có thẩm quyền”, một chuyên gia về viễn thông bình luận.

    Theo ông này, nếu cổ phần hóa toàn VNPT thì chỉ riêng việc làm thủ tục chọn tư vấn nước ngoài (cần quyết định của Thủ tướng) kèm các thủ tục đấu thầu quốc tế, rồi thực hiện hàng loạt việc khác thời gian sẽ kéo dài rất lâu. “MobiFone mất 6 năm chưa xong thì VNPT sẽ là bao nhiêu năm?”, ông này đặt câu hỏi.

    Trong khi đó, khi được hỏi, lãnh đạo của VNPT từ chối đưa ra các trả lời cụ thể về phương án được trình với lý do: “Chúng tôi đang trong quá trình soạn thảo”.

    Trả lời phỏng vấn báo chí về vấn đề thoái vốn tại VNPT, ông Phạm Hồng Hải - Vụ trưởng Vụ Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: “Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có văn bản yêu cầu VNPT tự chủ động đề xuất lộ trình thoái vốn ở MobiFone hoặc VinaPhone. Trên cơ sở các phương án đề xuất của VNPT, Bộ sẽ thẩm định trình lên Thủ tướng phê duyệt lộ trình thực hiện. Tôi cũng không thể biết cụ thể lộ trình là bao lâu, vì không thể quyết định ngay trong một hay hai tháng được, nhưng cũng không thể chấp nhận lộ trình này sẽ kéo dài dăm ba năm”.

      Hôm nay: Sat Apr 27, 2024 4:41 am