Đức Minh CDMA

Bạn hãy đăng ký làm thành viên để xem được những hình ảnh trong diễn đàn,chatbox,kết bạn và bạn sẽ có rất nhiều quyền lợi khác, bạn đăng ký nhé

Join the forum, it's quick and easy

Đức Minh CDMA

Bạn hãy đăng ký làm thành viên để xem được những hình ảnh trong diễn đàn,chatbox,kết bạn và bạn sẽ có rất nhiều quyền lợi khác, bạn đăng ký nhé

Đức Minh CDMA

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn thảo luận thông tin viễn thông - giải trí - tâm sự - kết bạn


    Phân biệt giữa kinh doanh theo mạng thật và ảo:

    avatar
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 681
    Join date : 16/01/2010
    Age : 34
    Đến từ : sài gòn

    Phân biệt giữa kinh doanh theo mạng thật và ảo: Empty Phân biệt giữa kinh doanh theo mạng thật và ảo:

    Bài gửi by Admin Sat Jul 06, 2013 9:01 pm

    Hiện nay kinh doanh theo mạng là ngành kinh doanh đang phát triển mạnh ở nước ngoài, và đa số người dân ở đó họ tạo ra thu nhập cho bản than mình là từ kinh doanh theo mạng. Nhưng tại sao, ở Việt Nam, kinh doanh theo mạng lại là lừa đảo, là kinh doanh theo mạng ảo? Đó là do khi vào Việt Nam đã bị bóp méo đi hình thức kinh doanh này. Bài viêt này sẽ giúp bạn phân biệt được kinh doanh theo mạng ảo và thật và cho bạn 1 số công ty kinh doanh ảo hiện nay:



    Đầu tiên bạn phải hiểu được bán hàng đa cấp là gì?

    Bán hàng đa cấp (tên gọi thông dụng tại Việt Nam) hay kinh doanh đa cấp (multi-level marketing) hoặc kinh doanh theo mạng (network marketing) là thuật ngữ chung dùng để chỉ một phương thức tiếp thị sản phẩm. Đây là hoạt động kinh doanh bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng, người tiêu dùng có thể trực tiếp đến mua hàng tại công ty mà không phải qua các đại lý hay cửa hàng bán lẻ. Nhờ vậy, hình thức này còn tiết kiệm rất nhiều chi phí từ việc quảng cáo, khuyến mại, tiền sân bãi, kho chứa, vận chuyển hàng hóa. Số tiền này được dùng để trả thưởng cho nhà phân phối và nâng cấp, cải tiến sản phẩm tiếp tục phục vụ người tiêu dùng. Đây là phương thức kinh doanh tận dụng chính thói quen của người tiêu dùng: khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ tốt thường đem chia sẻ cho người thân, bạn bè và những người xung quanh. Kinh doanh đa cấp gây ra nhiều tranh cãi trong xã hội, và thường được quy kết với hình tháp ảo.Nhà phân phối có vai trò như những đại lý. Họ dùng những kết quả sử dụng của bản thân và những người quen biết để thu hút khách hàng. Qua việc làm đó họ đem về lượng khách hàng cho công ty và bản thân họ. Ngoài ra họ còn có thể tìm kiếm những đối tác khác để có thể trở thành nhà phân phối cùng làm việc với mình, việc này được quản lý bằng mã số. Khi đó, mã số của một nhà phân phối mới được kết nối với mã số của người bảo trợ (sponsor) của anh ta.

    Trong Nghị định về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp do Chính phủ ban hành, tại Điều 2 đã định nghĩa: Bán hàng đa cấp là một phương thức tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp thông qua nhiều cấp khác nhau, trong đó người tham gia sẽ được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng và/hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hóa của mình và của người khác trong mạng lưới do người đó tổ chức ra và được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận.

    Các thuật ngữ:

    Nhà phân phối: người tham gia vào mạng lưới kinh doanh đa cấp. Họ là người trực tiếp sử dụng hàng, chia sẻ thông tin về sản phẩm và giới thiệu cho những người khác tham gia vào công việc. Trong kinh doanh theo mạng chân chính, nhà phân phối được trả hoa hồng từ việc bán sản phẩm của họ và/hoặc trong toàn hệ thống (khác với hình tháp ảo, hoa hồng được trả khi có người tham gia vào mạng lưới).

    Người bảo trợ: người đỡ đầu, người hỗ trợ trực tiếp cho một người tiêu dùng trở thành một thành viên mạng lưới kinh doanh đa cấp.

    Tầng, Tuyến trên, Tuyến dưới và Tuyến ngang

    Sản phẩm:

    Sản phẩm đánh giá sự tồn tại lâu dài của một công ty kinh doanh theo mạng vì vậy sản phẩm trong kinh doanh đa cấp phải có chất lượng tốt (do sản phẩm được lan truyền từ người này đến người khác, nên nếu chất lượng không tốt thì sẽ không có sức lan truyền - trong thực tế, người kinh doanh theo mạng thành công, đầu tiên phải đam mê sản phẩm của mình), cần thiết cho hầu hết người tiêu dùng và được sử dụng thường xuyên. Các sản phẩm đáp ứng nhu cầu hầu hết của người tiêu dùng và sẽ được sử dụng liên tục sau đó:

    - Hàng tiêu dùng

    - Mỹ phẩm

    - Thực phẩm và Thực phẩm dinh dưỡng chức năng

    Ngoài ra, sản phẩm phải đảm bảo tính độc quyền, nghĩa là chỉ bán thông qua các nhà phân phối của công ty, không bán rộng rãi trên thị trường; độc đáo: tức là trên thị trường không có sản phẩm tương tự.



    Phân biệt kinh doanh theo mạng ảo và thật

    1, Hình tháp ảo:

    1. Đóng góp bắt buộc lần đầu tiên: Nếu cao hơn 2 triệu thì bạn phải cẩn thận, nhưng 1 số công ty như kinh doanh hàng điện tử, bảo hiểm ... thì nên xem xét tiếp mục thứ 2.
    2. Nhận được sản phẩm gì? Nếu đó là sản phẩm có chất lượng,giá trị thấp và không thể bán ra thị trường thì đó chính là hình tháp ảo.
    3. Bán sản phẩm với giá bao nhiêu? Bán với giá thấp hơn giá bạn phải mua ở công ty thì đây là hình tháp ảo.
    4. Tham gia với tư cách gì? Tham gia mà chỉ kinh doanh không hề có người nào sử dụng sản phẩm thì đó là hình tháp ảo.
    5. Không có tuyển dưới không có thu nhập ? Tiền huê hồng của hình tháp ảo từ những người do bạn mời tham gia hợp tác cùng bạn. Nếu không mời được, bạn không có được 1 xu nào. Kinh doanh theo mạng chân chính thì dù không có tuyến dưới vẫn có thu nhập khác như bán sản phẩm, bán chương trình đào tạo.
    6. Tiền huê hồng từ đâu ? Bạn chỉ có tiền huê hồng khi sản phẩm đến tay người dùng cuối, nếu khác thì là hinh tháp ảo.
    7. Chính sách thu nhập ? Kinh doanh theo mạng chân chính thì người tuyến dưới vẩn có thể có thu nhập cao hơn người tuyến trên nếu cố gắng và nổ lực không ngừng. Còn hình tháp ảo khi có mạng lưới, bạn không làm gì vẫn có huê hồng và thu nhập của người đi sau không bao giờ bằng người đi trước.

    2, Phân biệt và cách thức, phí tham gia, đối tượng làm việc, hoa hồng, chính sách, mua sản phẩm và sản phẩm




    Kinh doanh đa cấp


    Hình tháp ảo

    Cách thức


    Hợp pháp


    Bất hợp pháp

    Tự nguyện


    Có tính chất lôi kéo, ép buộc tham gia

    Người tham gia bán sản phẩm cho những người ngoài mạng lưới (theo giá lẻ) và tuyển mộ người khác vào mạng lưới (bán sản phẩm theo giá sỉ)


    Không có bán hàng, chỉ mời người vào mạng lưới

    Không quan trọng là bạn tham gia khi nào, ở vị trí nào.
    Phụ thuộc vào cách thức bạn làm việc


    Tốt nhất là tham gia từ lúc ban đầu, càng vào sau cơ hội của bạn càng thấp

    Phí tham gia


    Không lớn, là chi phí làm thủ tục và cung cấp tài liệu.
    Chi phí này không được tính vào tiền hoa hồng


    Chính là tiền mua sản phẩm, dùng để phân chia hoa hồng

    Đối tượng làm việc


    Sản phẩm


    Tiền (từ người mới)

    Hoa hồng


    Phát sinh khi hàng hóa được bán


    Được nhận khi có thêm người vào mạng lưới.

    Phụ thuộc vào cấp bậc và hệ thống


    Phụ thuộc chủ yếu vào vị trí trong mạng lưới là cao hay thấp, trên đỉnh hay nằm ở đáy

    Chính sách


    Rõ ràng, minh bạch, thống nhất


    Mập mờ, không rõ ràng

    Quy định đầy đủ các vấn đề là dự án hoàn chỉnh: ở đó quy định các chính sách từ khi mới tham gia đến từng bước thành công và cả việc thừa kế và hôn nhân


    Dự án sơ sài, thiếu sót

    Công bằng, không phụ thuộc vào việc tham gia trước hay sau, sớm hay muộn. Đã có rất nhiều nhà phân phối tham gia vào một công ty, khi nó đã được hình thành 10 năm, 20 năm hoặc hơn thế nữa nhưng lại thành công hơn tất cả những người tham gia trước anh ta, kể cả những người thuộc tuyến trên


    Chính sách không công bằng: Người vào sau luôn nằm ở đáy và không thể thoát ra độc lập

    Không bắt ép mua sản phẩm


    Bắt buộc đóng góp một khoản tiền lớn để được tham gia hoặc bắt người tham gia mua một lượng sản phẩm nhất định

    Mua sản phẩm


    Vì có nhu cầu


    Vì được tham gia mạng lưới để có lợi ích kinh tế hay lợi ích khác,
    không có nhu cầu sử dụng

    Sản phẩm


    Chất lượng tốt


    Chất lượng bình thường hoặc kém chất lượng, được nâng giá cao gấp nhiều lần để chi trả hoa hồng

    Được tiêu thụ cả bên trong và ngoài mạng lưới


    Chỉ được tiêu thụ bên trong hình tháp

    Được hướng dẫn về sản phẩm trước khi chia sẻ


    Không được hướng dẫn hoặc hướng dẫn qua loa

    Nhà phân phối am hiểu và đam mê sản phẩm


    Nhà phân phối không chú trọng đến sản phẩm, thường rất mập mờ về tính năng và công dụng sản phẩm

    Bán ra thị trường cao hơn giá mua


    Không thể bán ra thị trường hoặc bán ra với giá thấp hơn giá mua sỉ

    Cam kết nhận lại sản phẩm và trả lại ít nhất 90% giá trị


    Không cam kết hoặc cố tình trì hoãn thực hiện nhận lại sản phẩm

    Nhà phân phối


    Được đào tạo để trở thành chuyên gia


    Chỉ phát triển rất ít kỹ năng



    3,Nhận diện

    Nhận diện KDĐC bất chính

    Hiện nay tại Việt Nam vẫn còn một số công ty KDĐC chưa tuân thủ qui định của pháp luật cũng như xuất hiện nhiều công ty KDĐC biến tướng, lừa đảo, gây thiệt hại đến người tiêu dùng cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của các công ty hợp pháp khác và toàn ngành KDĐC nói chung.

    Bà Trương Thị Nhi cho biết thêm, các công ty KDĐC lừa đảo thường kinh doanh theo mô hình kim tự tháp ảo hay mô hình nhị phân và ma trận biến tướng, có những đặc điểm như: thường yêu cầu người tham gia phải trả phí ban đầu cao quá mức để gia nhập công ty; Trả thưởng cho nhân viên chủ yếu dựa vào việc chiêu dụ thêm nhiều người mới cùng tham gia vào hệ thống; Buộc người tham gia phải mua số lượng sản phẩm nhiều hơn mức họ có thể bán hoặc sử dụng và không cho phép trả lại hàng tồn; Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia...

    KDĐC hợp pháp cần được bảo vệ

    Người tiêu dùng hiện nay biết đến KDĐC thông qua rất nhiều công ty có lịch sử kinh doanh lâu đời như: Avon, Amway, Herbalife, Oriflame, Sophie Paris hay Tahitian Noni... Các công ty nói trên hiện đang kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam và các quy chuẩn doanh nghiệp được xây dựng trên nền tảng của Bộ chuẩn mực đạo đức kinh doanh trong bán hàng trực tiếp, của Liên đoàn Bán hàng trực tiếp Thế giới (WFDSA). Cụ thể như: không nhận nhà phân phối dưới 18 tuổi, không được thu tiền từ các nhà phân phối tuyến dưới, có chương trình đào tạo, huấn luyện cho người tham gia rõ ràng và xuyên suốt...

    Các công ty KDĐC nói trên còn liên tục phát triển các hoạt động xã hội tại Việt Nam. Theo báo cáo của các Sở Công Thương, tổng số tiền các DN KDĐC tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện tại Việt Nam là trên 8,4 tỷ đồng. Một số công ty KDĐC đã có nhiều hoạt động xã hội rất thiết thực cho người dân Việt Nam như: Avon với chương trình “Lắc tay nhân ái” để giúp đỡ phụ nữ Việt Nam bị bạo hành trong gia đình và chương trình “Giã biệt ung thư ngực” nhằm giúp đỡ các bệnh nhân ung thư ngực tại Việt Nam. Công ty Oriflame là đồng sáng lập ra Quỹ Nhi đồng Thế giới và là nhà tài trợ đồng hành của tổ chức SOS Quốc tế. Với quỹ từ thiện “Oriflame Foundation”, công ty đã tích cực hỗ trợ và giúp đỡ cho các trẻ em tại các trung tâm bảo trợ và làng SOS Việt Nam.

    Ngay thời điểm này, rất cần sự can thiệp từ Nhà nước và luật pháp để bảo vệ lợi ích cho các DN hiện đang KDĐC nghiêm túc tại Việt Nam cũng như bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng, tránh cảnh “một con sâu làm rầu nồi canh”.



    Chính sách, pháp luật

    Đầu thế kỷ 21, kinh doanh đa cấp bắt đầu bước chân vào thị trường Việt Nam và đạt tổng doanh thu không ngờ trong hai, ba năm đầu. Kinh doanh đa cấp phát triển quá mạnh mẽ khiến cho lợi nhuận từ việc quảng cáo của các báo đài, truyền hình có thể bị ảnh hưởng, cộng thêm nhiều công ty lừa đảo núp bóng kinh doanh đa cấp và một bộ phận không nhỏ nhà phân phối sai trái đã làm cho dư luận bắt đầu lên tiếng phản đối kinh doanh đa cấp.

    Đến thời điểm cuối năm 2004, tại Việt Nam đã có khoảng 20 công ty bán hàng đa cấp phân phối sản phẩm chủ yếu về ngành chăm sóc sức khoẻ và sắc đẹp. Để hoà nhập với xu hướng chung của thế giới cũng như đáp ứng tình hình thực tế tại Việt Nam, hành lang pháp lý về kinh doanh theo mạng đã dần hình thành:

    - Ngày 01-07-2005, Luật Cạnh tranh có hiệu lực thi hành trong đó có những điều khoản quy định về bán hàng đa cấp.

    - Ngày 24-08-2005, Nghị định 110/2005/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý hoạt động bán hàng đa cấp được ban hành phần nào đã tạo ra một hành lang pháp lý để bảo vệ các công ty và nhà phân phối chân chính. Tuy nhiên, nghị định vẫn còn nhiều kẽ hở khiến cho một số công ty lợi dụng.

    - Ngày 08-11-2005, Bộ Thương mại ban hành Thông tư 19/2005/TT-BTM hướng dẫn một số nội dung tại Nghị định 110/2005/NĐ-CP về quản lý bán hàng đa cấp.

    - Năm 2009, Hiệp hội Bán hàng Đa cấp Việt Nam được thành lập và bổ nhiệm bà Trương Thị Nhi (giám đốc công ty TNHH TM Lô Hội, nhà đại diện tại Việt Nam của tập đoàn Forever Living Products Hoa Kỳ) là chủ tịch nhiệm kỳ 2009-2014.

    - Ngày 31-03-2010, Hiệp hội Bán hàng Đa cấp Việt Nam - MLMA chính thức ra mắt tại Hà Nội. Đến dự có nhiều cơ quan, ban ngành, đoàn thể và các phương tiện truyền thông đại chúng.



    Một số công ty kinh doanh đa cấp ở Việt nam (Do bản thân rút kinh nghiệm)

    Các cty như AVON, Oriflame cũng là kinh doanh đa cấp nhưng tạm xếp vào nhóm Kinh doanh lành mạnh vì hoa hồng không cao và sản phẩm giá chấp nhận được, ta không xét ở đây.

    Còn các cty như Sinh Lợi, Noni, Lô Hội, Thế hệ mới, học đường.vn, thiên ngọc minh uy...thì có thể xếp vào nhóm LỪA vì giá bán SP quá cao và hoa hồng phân phối cũng ngất trời... Đi tham quan những sản phẩm của các công ty này, chưa biết giá cả nó thế nào nhưng chắc hẳn không rẻ, vì nghe đâu giá bán trung bình của các sản phẩm đội lên so với giá vốn trung bình 40 – 50 lần, có SP đến cả trăm lần. Nói thì khó tin, nhưng nếu ai tìm hiểu mô hình kinh doanh MLM (multilevel marketing) này sẽ hiểu nguyên nhân hiểu nguyên tắc của MLM là ăn hoa hồng theo cấp thì sẽ hiểu vì sao có giá cao vậy.

    Hãy tưởng tượng như thế này: Cấp thấp nhất, tạm gọi là cấp 1 có hoa hồng bán hàng là 5% , cấp 2 là người tuyển cấp 1 ngoài hoa hồng cá nhân còn có tiền thưởng chức vụ là 5%, cấp 3 cao hơn thì 8% ....cứ thế cộng dồn hoa hồng. Tính sơ sơ thì SP khi đến tay khách hàng qua các cấp thì hoa hồng đã là 44%. Chưa kể là nếu không bán được sản phẩm cho khách hàng cuối cùng thì cty vẫn được lợi khi bán sản phẩm cho những người mới vào, đó cũng chính là khách hàng bất đắc dĩ đấy ạ. Và hoa hồng của người cấp trên chính là bòn từ tiền của cấp dưới, một cách móc túi tinh vi. Gọi MLM là lừa đảo có hệ thống thì hơi quá đáng nhưng mà bản chất nó đúng là như thế, bởi vì người kém thông minh nhất cũng có thể trả lời được câu hỏi thu nhập cao tử đâu mà có, hoa hồng ấy từ đâu mà ra nếu không phải là tước đoạt từ người thân của mình, những người phải xì tiền ra mua những sản phẩm mà giá nó bị đội lên nhiều như thế. Những người tham gia vào MLM, họ không hiểu hay cố tình không hiểu sự thực ấy.

    Hoạt động MLM là một hoạt động hợp pháp trên thế giới, ở VN nghe đâu cũng đã có luật bán hàng đa cấp nhưng khách quan mà nhìn nhận thì nó có bản chất không tốt và dễ phát sinh nhiều biến tướng lừa đảo như cty Sinh lợi, Noni. Mặc dù có nhiều lời bào chữa rằng “trong MLM, mỗi người có thể nhân bội số lên công sức, kỹ năng và năng khiếu của mình bằng cách giúp cho những người khác thành công. MLM đã chứng minh nó là một phần của nền kinh tế mới và là phương thức kinh doanh có nhiều ưu thế được ưa chuộng trên khắp thế giới.MLM không phải là lợi dụng bạn bè và người thân của bạn.v..v..tuy nhiên móc tiền của người thân đem cúng cho người khác nhiều như thế thì đáng để phân vân xem có hợp lý không chứ nhỉ (…).

    OK, đồng ý là trái nhàu hay nha đam rất tốt cho sức khoẻ, nhưng ko phải thuốc tiên đâu nhé, còn ai vẫn muốn tin các thứ nước cốt trái nhàu 1,8tr 1 chai, nha đam 300ng 1 viên có thể chữa bá bệnh thì xin bày cho 1 cách kinh tế hơn: ra chợ mua 5000 nha đam về thì tha hồ đắp mặt với nấu chè, hoặc trồng 1 cây nhàu khoảng 3 năm thì ép nước cốt mỏi cả tay chưa hết. Những thứ cây trái đó trồng đầy ở VN, tội gì mà phải bỏ tiền ra mua những sản phẩm bào chế ở tận đẩu đâu cho tốn kém vậy. ..........

      Hôm nay: Fri Apr 26, 2024 3:45 pm